Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Iraq lún sâu vào khủng hoảng
Tổng thống Iraq Fuad Masum vừa làm bẽ mặt Thủ tướng đương nhiệm Nouri al-Maliki khi chỉ định Phó Chủ tịch Quốc hội Haider al-Ibadi, thuộc đảng Dawa của ông Maliki, chịu trách nhiệm thành lập Chính phủ tiếp theo. Động thái trên được cho là sẽ gây ra một cuộc đấu tranh quyền lực gay gắt trong bối cảnh Iraq đang phải chống lại những kẻ cực đoan ở miền Bắc và miền Đông.

 



Ông Haider al-Ibadi– người vừa được Tổng thống Iraq Fuad Masum chỉ định làm Thủ tướng thay thế ông Maliki

 

Ngay sau khi Tổng thống Iraq đưa ra quyết định trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng việc bổ nhiệm ông Ibadi là "một bước tiến hứa hẹn" và thúc giục "các nhà lãnh đạo chính trị của Iraq cho thông qua tiến trình chính trị này một cách hòa bình". Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng hoan nghênh việc thành lập một Chính phủ mới "được toàn thể xã hội Iraq chấp nhận". Không chỉ Mỹ mà ngay cả lãnh đạo các nước, trong đó có đồng minh lớn nhất của Iraq là Iran, cũng hoan nghênh việc chỉ định người kế nhiệm Thủ tướng Maliki. Tehran cho rằng việc thành lập một Chính phủ thống nhất là điều hết sức quan trọng đối với Iraq nhằm chống lại sự hiện diện của nhóm phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Quốc vương Saudi Arabia Abdullah cũng đã gửi lời chúc mừng tới Thủ tướng vừa được bổ nhiệm al-Ibadi.

 

Rõ ràng ngoài sự ủng hộ của những thành viên trong đảng Hồi giáo Dawa và các tướng lĩnh trung thành, ông Maliki thực sự không còn nhiều ảnh hưởng ngay trong nội bộ khối đảng của người Hồi giáo dòng Shi'ite của ông cũng như với nước ngoài. Ngày càng nhiều chỉ trích cho rằng ông Maliki đã "góp phần" gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Iraq khi thao túng quyền lực và theo đuổi một chương trình nghị sự phân biệt sắc tộc, xa lánh những cộng đồng thiểu số người Hồi giáo dòng Sunni và người Kurd ở Iraq.

 

Tất nhiên, ông Maliki - người đã cầm quyền suốt 8 năm qua - đã phản đối việc bổ nhiệm ông Ibadi làm Thủ tướng. Ông Maliki cáo buộc Tổng thống Masum ngăn chặn ông trở thành Thủ tướng và thực hiện "một cuộc đảo chính chống lại hiến pháp và tiến trình chính trị lựa chọn thủ tướng" và rằng việc bổ nhiệm ông Ibadi "đi ngược lại các thủ tục theo hiến pháp". Ngoài ra, ông còn cáo buộc Washington đang ủng hộ các lực lượng chính trị "vi phạm hiến pháp".

 

Dư luận cho rằng với các động thái trên, một tiến trình chuyển giao hòa bình khó có thể xảy ra, đặc biệt khi ông Maliki đã thay thế nhiều sỹ quan cấp cao người Sunni bằng những sỹ quan người Shi'ite ít kinh nghiệm hơn song trung thành hơn. Ông Maliki cũng đã yêu cầu lực lượng vũ trang không can thiệp vào tiến trình chính trị. Chính quyền Iraq cũng đã ban bố các lệnh tăng cường an ninh tại Bagdad và nhiều khu vực khác, làm dấy lên quan ngại rằng các lực lượng an ninh có thể sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm sau khi Tổng thống Masum chỉ định ông al-Ibadi kế nhiệm ông Maliki. Không chỉ vậy, Thủ tướng Maliki còn khiến nhiều người không khỏi lo ngại khi cảnh báo nhiều tay súng dòng Sunni hoặc các nhóm dân quân người Shi'ite có thể mặc quân phục và tìm cách kích động bạo lực, hay kiểm soát các tuyến đường viện cớ ủng hộ ông. Ông nhấn mạnh các hành động này là "không thể chấp nhận được bởi những người này (mặc quân phục và sử dụng xe quân sự) có thể lợi dụng tình hình và tìm cách gây bất ổn".

 

Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Hamza Abbas cho rằng nếu ông Maliki thắng kiện tại tòa án liên bang và hủy bỏ được lệnh bổ nhiệm ông Ibadi để tiếp tục làm Thủ tướng Iraq thêm một nhiệm kỳ thứ 3 thì ông cũng sẽ không thể thành lập nội các mới chỉ trong vòng một tháng. Điều này chắc chắn sẽ cản trở nghiêm trọng hơn nữa tiến trình chính trị vốn đang hết sức bế tắc của Iraq.

 

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng lực lượng vũ trang Iraq và các đồng minh chính trị của ông Maliki chắc chắn không muốn đối đầu quân sự và thực tế họ sẽ chỉ tìm cách bảo vệ địa vị của mình. Hoshyar Zebari - một chính trị gia người Kurd, từng là cựu Ngoại trưởng Iraq, cho biết các tướng lĩnh quân đội tại Baghdad và các lực lượng dân quân có vũ trang của người Hồi giáo dòng Shi'ite "đã cam kết với Tổng thống và Thủ tướng vừa được bổ nhiệm rằng họ sẽ không can thiệp, sẽ tôn trọng Hiến pháp và ủng hộ các thể chế dân chủ". Song điều này hoàn toàn không có gì chắc chắn.

 

Nói như ông Ramzy Mardini, một chuyên gia về Iraq thuộc Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington: "Iraq có thể trở thành 'câu chuyện' của hai Thủ tướng mà mỗi người đều tuyên bố rằng hiến pháp ủng hộ họ. Và 'câu chuyện' này sẽ kết thúc hoặc bằng một phán quyết pháp lý, hoặc bằng xung đột". Cách tốt nhất hiện nay để giúp Iraq không lún sâu thêm vào khủng hoảng là ông Maliki cần rút lui trong hòa bình. Đây cũng là cách giúp ông có thể giữ lại được hình ảnh của mình.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine (24-04-2024)
    Israel buộc giảm quy mô trả đũa Iran vì áp lực từ Mỹ, Đức, Anh? (23-04-2024)
    Biện pháp độc đáo giúp Nga bắt sống tăng Leopard 2A6 (23-04-2024)
    Triều Tiên tiến hành tập trận mô phỏng phản công hạt nhân (23-04-2024)
    Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản (23-04-2024)
    Cận cảnh cuộc tập trận chưa từng có của Triều Tiên (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Tòa thánh Vatican ủng hộ Mỹ oanh kích Iraq, vì sao? (14-08-2014)
    Khí đốt - Vũ khí Nga dùng để "bắt nạt" châu Âu (14-08-2014)
    Cấm vận Nga, EU đã tự “bắn vào chân mình”? (14-08-2014)
    Vẫn còn quá nhiều thách thức tại Iraq? (13-08-2014)
    Osama bin Laden cảnh báo về sự tàn bạo của ISIL (13-08-2014)
    Châu Âu là gì mà cấm Mỹ Latin xuất khẩu sang Nga? (13-08-2014)
    Bùng nổ chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây (13-08-2014)
    Giải quyết xong Trung Đông, Ucraine Mỹ sẽ làm mạnh ở châu Á? (13-08-2014)
    Tại sao Nga “đánh” vào nông sản châu Âu? (12-08-2014)
    Nga khai trương giàn khoan lớn nhất thế giới tại Bắc Cực (12-08-2014)
    Sẽ có thánh chiến ở Tân Cương để trả thù Trung Quốc? (12-08-2014)
    Nhật muốn liên minh với tất cả các nước, trừ Trung Quốc (11-08-2014)
    Thổ Nhĩ Kỳ: Kế hoạch đầy tham vọng của ông Erdogan (11-08-2014)
    Ấn Độ đề nghị ông Tập hoãn chuyến thăm vì Việt Nam (11-08-2014)
    Bỏ cấm vận, Mỹ có thể cung cấp vũ khí gì cho Việt Nam ? (10-08-2014)
    Quyết định tấn công Iraq của Mỹ có thể mang lại lợi ích cho Trung Quốc (10-08-2014)
    Thế giới ít vị tha (10-08-2014)
    Lời tiên tri năm 2014 sẽ còn những thảm họa gì? (10-08-2014)
    Nga không thể dùng Trung Quốc để 'lấp chỗ' phương Tây (10-08-2014)
    Trung Quốc lại “mặt dày” ở diễn đàn ASEAN (10-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152750440.